Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì tồn tại sự sống của con người. Vì vậy việc chăm sóc sức khỏe giấc ngủ là vô cùng cần thiết, không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa mắc các bệnh lý một cách toàn diện mà còn giúp nâng cao hiệu suất công việc mỗi ngày.
1. Vai trò của giấc ngủ đối với cơ thể
1.1 Tái cấu trúc não bộ và cải thiện trí nhớ
Giấc ngủ không chỉ có vai trò quan trọng trong việc tiếp thu và lưu trữ các thông tin mới, mà quá trình “dọn dẹp các chất thải” ở não cũng xảy ra trong giai đoạn này, giúp não loại bỏ các các protein độc hại được tích tụ một cách tự nhiên từ những hoạt động của cơ thể trong suốt một ngày dài.
1.2 Giảm căng thẳng stress – duy trì tâm lý ổn định
Sự căng thẳng và giấc ngủ có liên quan chặt chẽ với nhau và đều có ảnh hưởng đến tuần hoàn máu của cơ thể. Khi cơ thể không ngủ đủ giấc hệ thần kinh hoạt động liên tục, mệt mỏi và không được nghỉ ngơi khiến tinh thần uể oải, dễ căng thẳng, không kiểm soát làm chủ được cảm xúc và ngược lại.
1.3 Duy trì cân nặng hợp lý và Giữ gìn sắc đẹp
- Về vóc dáng, một giấc ngủ sâu sẽ không gây thừa cân để duy trì một vóc dáng hợp lý, bởi khi thức khuya cơ thể sẽ sản sinh ra hormone cortisol thúc đẩy cảm giác thèm ăn dễ gây thừa cân béo phì.
- Đối với làn da, một giấc ngủ sâu và ngon giấc sẽ giúp quá trình trao đổi chất, cung cấp độ ẩm diễn ra một cách trơn tru. Từ đó sẽ đảm bảo cho các tế bào trong cơ thể hoạt động một cách cân bằng, làm chậm quá trình lão hóa, từ đó giúp da mịn màng và tươi trẻ hơn.
1.4 Thanh lọc cơ thể và giảm các bệnh lý mạn tính
Khoảng thời gian bạn ngủ vào buổi tối chính là lúc các cơ quan trong cơ thể thải độc thanh lọc cơ thể cũng như phục hồi chức năng, hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể trở nên khỏe khoắn và tràn đầy sức sống hơn vào ngày hôm sau, khi thức dậy.
1.5 Tăng hiệu suất vận động và làm việc mỗi ngày
Sau một ngày làm việc hay học tập vất vả, nếu bạn không ngủ đủ giấc sẽ gây ra những hệ lụy nghiêm trọng. Trước hết là cơ thể cũng như tinh thần uể oải, mệt mỏi, thiếu sức sống. Lâu dần, mệt mỏi tích tụ, sức khỏe sẽ suy giảm trầm trọng hơn, nguy cơ mắc các loại bệnh lý cũng cao hơn, thậm chí là ung thư.
2. Các hormone liên quan đến giấc ngủ
Melatonin và cortisol đều đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh giấc ngủ, nhưng chúng có tác dụng trái ngược nhau. Một sự cân bằng hợp lý giữa melatonin và cortisol là cần thiết để mang đến giấc ngủ vàng cho bạn.
2.1 Melatonin
Melatonin là một trong những hormone của tuyến tùng có khả năng điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể, giúp kiểm soát được chu kỳ giấc ngủ hàng ngày. Melatonin được sản xuất trong tuyến tùng trong não của chúng ta và được giải phóng khi trời bắt đầu tối. Loại hormone này giúp báo hiệu cho cơ thể chúng ta rằng đã đến lúc bắt đầu nghỉ ngơi trong ngày, khiến chúng ta cảm thấy buồn ngủ và sẵn sàng đi ngủ. Khi cơ thể già đi hoặc đang bị tình trạng căng thẳng, mệt mỏi tuyến tùng sẽ bị suy giảm khiến việc điều tiết hormone này kém dẫn tới giấc ngủ kém hiệu quả.
Nồng độ melatonin thấp có thể dẫn đến khó ngủ hoặc mất ngủ. Có một số cách tự nhiên để tăng mức độ melatonin của bạn như:
- Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời tự nhiên vào ban ngày
- Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh trước khi đi ngủ 1h
- Bổ sung các thực phẩm có chứa Melatonin
2.2 Cortisol
Cortisol là một loại hormone thường được gọi là “hormone căng thẳng”. Ở người khỏe mạnh, nồng độ cortisol tăng vào buổi sáng và giảm vào ban đêm. Điều này giúp điều chỉnh chu kỳ ngủ/thức tự nhiên của cơ thể. Vai trò của Cortisol trong chu kỳ giấc ngủ của chúng ta là cảnh báo chúng ta khi đã đến giờ thức dậy và giúp chúng ta tỉnh táo hơn và có thể tập trung tốt hơn trong ngày. Nồng độ cortisol cao vào ban đêm có thể phá vỡ chu kỳ ngủ/thức tự nhiên của bạn có thể gây ra tình trạng bồn chồn, mất ngủ và khó ngủ suốt đêm.
Có một số cách giúp giảm nồng độ cortisol trước khi đi ngủ như:
- Thực hành các kỹ thuật thư giãn như thiền hoặc yoga có thể giúp giảm mức cortisol trước khi ngủ.
- Tránh cafein và các hoạt động kích thích gần giờ đi ngủ cũng có thể có lợi.
- Thực hiện các bước để giảm căng thẳng vào ban ngày cũng có thể giúp giảm mức cortisol vào ban đêm.
Vì vậy, vai trò của giấc ngủ đối với cơ thể là vô cùng quan trọng. Bạn cần thực hiện các thói quen giúp tăng sản sinh hormone Melatonin và giảm lượng hormone Cortisol để có 1 giấc ngủ tốt. Sữa ngủ ngon Lera là một giải pháp hiệu quả giúp cân bằng hai loại hoocmon này nhờ vào thành phần Lactium trong sữa. Hoạt chất Lactium được bào chế, ứng dụng công nghệ Phytosome trong sữa ngủ ngon Lera là hoạt chất có trong đạm sữa thủy phân giúp người dùng giảm stress, lo âu, nuôi dưỡng hệ thần kinh giúp tuyến tùng sản sinh Melatonin tự nhiên. Với cơ chế giải phóng cortisol và kiểm soát duy trì mức cortisol tốt, khi dùng Lactium mức độ cortisol trong máu giảm đáng kể. Từ đó giúp hệ thần kinh được thư giãn, ngăn ngừa tuyến tùng lão hóa và gia tăng lâu dài việc sản sinh Melatonin tự nhiên, hormone quan trọng nhất để có 1 giấc ngủ sâu theo nhịp sinh học. Sữa Lera phù hợp đặc với người mất ngủ, khó đi vào giấc ngủ và người thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi dẫn tới không ngủ được.