Ngủ ngon là khi bạn ngủ liền mạch một giấc, không bị trằn trọc hay tỉnh giấc liên tục khi ngủ. Đối với những người bị mất ngủ, để có một giấc ngủ ngon và dài cần phải có những biện pháp cụ thể. Cùng Lera tìm hiểu 10 cách để ngủ ngon và sâu trong 8 giờ nhé!

Lợi ích khi ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày

Một ngày ngủ bao nhiêu tiếng là đủ có lẽ là câu hỏi của nhiều người bị rơi vào tình trạng mất ngủ hoặc giấc ngủ chập chờn đang băn khoăn. Các chuyên gia khuyến cáo rằng người trưởng thành nên ngủ đủ từ 7 – 9 tiếng mỗi ngày. Theo đó, ngủ 8 tiếng được xem là giấc ngủ lý tưởng với những lợi ích sau:

  • Cải thiện tinh thần: Ngủ ngon và ngủ đủ giấc sẽ giúp bạn loại bỏ mệt mỏi, nâng cao sức khỏe, mang đến một tinh thần thoải mái và tràn đầy năng lượng khi thức dậy.
  • Duy trì vóc dáng cân đối, cân nặng khỏe mạnh: Theo nghiên cứu, thiếu ngủ sẽ làm thay đổi nội tiết tố, gián tiếp gây ra tình trạng tăng cân và béo phì gấp 7,5 lần những người ngủ đủ giấc.
  • Ngăn ngừa đau đầu: Ngủ đủ giấc giúp cải thiện cũng như ngăn ngừa các chứng đau đầu, đau nửa đầu, mệt mỏi sau khi thức giấc, tránh gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. 
  • Cải thiện và ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa da: Một giấc ngủ tốt giúp làm chậm quá trình lão hóa da, cải thiện các vấn đề về da và giúp giảm quầng thâm mắt hiệu quả, mang lại làn da tươi sáng, rạng ngời. 

Cách ngủ ngon và sâu trong 8 giờ

1. Hạ nhiệt độ phòng

Mỗi người sẽ thích một nền nhiệt khác nhau, vì vậy bạn nên chọn nhiệt độ phòng phù hợp với cơ thể mình. Nhiều chuyên gia đồng ý rằng nhiệt độ máy lạnh thích hợp nhất để ngủ là từ 22 – 25 độ C. Đây là mức nhiệt tương đối mát mẻ và là cách để ngủ ngon hiệu quả, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của hệ hô hấp, không chênh lệch quá cao so với nhiệt độ ngoài trời.

2. Sử dụng phương pháp hít thở 4-7-8

Phương pháp này bạn có thể thực hiện được cả những lúc mệt mỏi và căng thẳng.

Bước 1: Đặt lưỡi phía sau răng cửa trên.

Bước 2: Thở ra bằng miệng và phát ra âm thanh “vút”.

Bước 3: Ngậm miệng lại và hít vào bằng mũi trong khi đếm nhẩm đến 4.

Bước 4: Nín thở và nhẩm đếm đến 7.

Bước 5: Há miệng và thở ra hoàn toàn, phát ra âm thanh “vút” và đếm nhẩm đến 8.

Bước 6: Lặp lại chu kỳ này ít nhất 3 lần.

Phương pháp hít thở 4-7-8

3. Lên lịch đi ngủ

Bạn sẽ có một đồng hồ sinh học đều đặn nếu có một nếp sống sinh hoạt, nghỉ ngơi và thức dậy trong cùng một thời điểm mỗi ngày. Vì vậy, bạn nên chọn giờ ngủ và thức dậy vào theo lịch mỗi ngày và nghiêm túc tuân thủ lịch kể cả các ngày cuối tuần. Cơ thể khi đã thích nghi với lịch trình này sẽ giúp bạn tỉnh táo vào ban ngày nhưng buồn ngủ vào ban đêm, dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn và cải thiện giấc ngủ hiệu quả.

4. Ánh sáng ban ngày và ban đêm

Vào ban ngày, khi cơ thể tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo sẽ giúp bạn luôn trong trạng thái tỉnh táo. Vào ban đêm, hãy để căn phòng ngủ tối do trong bóng tối lượng hormone melatonin được tiết ra nhiều hơn ban ngày, đây là loại hormone có khả năng điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể, giúp kiểm soát được chu kỳ giấc ngủ hàng ngày. Melatonin được tiết ra nhiều sẽ khiến bạn cảm thấy buồn ngủ, giúp bạn ngủ ngon hơn.

5. Sử dụng sữa ngủ ngon Lera

Sữa ngủ ngon Lera là một sản phẩm đột phá được các chuyên gia khuyên dùng, giúp bạn có một giấc ngủ ngon chỉ với 2 ly mỗi ngày. Lera là dòng sản phẩm sữa non ngủ ngon đầu tiên với bộ 3 dưỡng chất vàng Lactium; Gaba & Ginkgo Biloba. Trong đó, hoạt chất Lactium hỗ trợ người dùng giảm căng thẳng, lo âu, nuôi dưỡng hệ thần kinh giúp tuyến tùng sản sinh Melatonin nội sinh, từ đó cơ thể lấy lại giấc ngủ trọn vẹn, tự nhiên. Đồng thời, GABA trong sữa Lera có khả năng làm giảm mức độ hoạt động của hệ thần kinh giúp thư giãn đầu óc và ngăn ngừa tổn thương não bộ; Ginkgo Biloba giúp cải thiện trí nhớ, phòng ngừa bệnh Alzheimer. Sản phẩm được sản xuất với công nghệ hiện đại, kiểm soát nghiêm ngặt đảm bảo sản phẩm an toàn tuyệt đối và đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.

Sữa ngủ ngon Lera đem đến giấc ngủ trọn vẹn

6. Tránh nhìn vào đồng hồ

Những người thức dậy giữa đêm thường có thói quen xem đồng hồ và ám ảnh về việc họ không thể ngủ lại được. Tệ hơn nữa, việc thức dậy thường xuyên mà không ngủ được trở lại có thể khiến cơ thể hình thành thói quen thức dậy vào nửa đêm. Tốt nhất là bạn nên lắp đồng hồ ở ngoài phòng ngủ hoặc tránh xem đồng hồ khi thức dậy. 

7. Tránh ngủ vặt trong ngày

Do ngủ không ngon vào ban đêm, nhiều người bị mất ngủ thường có thói quen ngủ vặt vào ban ngày. Mặc dù những giấc ngủ ngắn trong thời gian ngắn có liên quan đến việc cải thiện sự tỉnh táo nhưng nó có thể tác động tiêu cực đến giấc ngủ ban đêm. Vì vậy, bạn hãy tránh ngủ vặt vào ban ngày và không ngủ trưa quá 30 phút để có một giấc ngủ dài và sâu vào ban đêm. 

8. Lựa chọn nệm thoải mái

Gối nệm và bộ ga giường có khả năng quyết định đến sự thoải mái và ảnh hưởng đến độ sâu và chất lượng của giấc ngủ. Bạn nên lựa chọn nệm có độ cứng vừa và một chiếc gối êm ái để ngăn ngừa rối loạn giấc ngủ.

Lựa chọn nệm để mang lại giấc ngủ thoải mái nhất

9. Viết lách trước khi ngủ

Nhiều người khó ngủ nên chọn cách viết lách trước khi ngủ để mang đến giấc ngủ tốt hơn. Bạn nên viết nhật ký hoặc viết ra những bài thơ, câu chuyện vui để giảm căng thẳng và bớt suy nghĩ những vấn đề khác. Điều đó sẽ giúp bạn giảm thiểu các cảm xúc tiêu cực trước khi ngủ, cải thiện giấc ngủ tốt hơn.  

10. Đọc sách báo, tạp chí,…

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bạn nên đọc bất cứ thứ gì từ sách giấy truyền thống như sách báo, tạp chí, truyện,… có thể giúp bạn dễ ngủthúc đẩy giấc ngủ dài hơn. Bạn không nên đọc sách điện tử bởi nó phát ra ánh sáng xanh làm giảm tiết melatonin khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và mệt mỏi vào ngày hôm sau.

Mất ngủ hay giấc ngủ bị chập chờn không chỉ khiến bạn bực bội mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn. Vì vậy, việc thực hiện các cách để ngủ ngon và sâu rất quan trọng, bạn nên duy trì các biện pháp đó trong một thời gian dài để thấy được hiệu quả rõ rệt. 

Chia sẻ

Để lại bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *