Tác dụng phụ của Melatonin có nguy hiểm hay không?

1. Tác dụng phụ của Melatonin

Melatonin là một loại hormon được cơ thể sản xuất ra, tham gia vào chu kỳ ngủ – thức tự nhiên của bạn. Vào ban đêm, Melatonin được sản xuất nhiều nhất, tạo cảm giác buồn ngủ cho cơ thể. Bổ sung melatonin được chứng minh rằng có thể hỗ trợ trong việc điều trị rối loạn giấc ngủ, cải thiện tình trạng giấc ngủ đến muộn, giúp giảm bớt chứng mất ngủ và tình trạng rối loạn giấc ngủ do chênh lệch múi giờ.

Trong thời gian ngắn, việc sử dụng Melatonin được coi là an toàn. Không giống như nhiều loại thuốc ngủ, khi dùng melatonin, bạn sẽ không bị phụ thuộc, do đó giảm các phản ứng sau khi sử dụng nhiều lần hoặc gặp phải hiệu ứng nôn nao.

Các tác dụng phụ của melatonin phổ biến nhất bao gồm:

  • Chóng mặt
  • Đau đầu
  • Buồn nôn
  • Buồn ngủ

Một số tác dụng phụ khác có thể gặp phải ít phổ biến hơn của melatonin như rối loạn tâm thần (khó chịu, lo lắng, bồn chồn), rối loạn hệ thần kinh (đau nửa đầu, hôn mê), tăng huyết áp, rối loạn tiêu hóa (khó tiêu, loét miệng, khô miệng),… Melatonin có thể gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc. Do melatonin có thể gây buồn ngủ và do đó cần được sử dụng thận trọng để đảm bảo an toàn.

Nếu bạn đang cân nhắc việc bổ sung melatonin, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước – đặc biệt nếu bạn đang gặp bất kỳ tình trạng sức khỏe nào.

Có thể bạn quan tâm

So sánh sữa Lera và Bonihappy
Ginkgo Biloba chữa mất ngủ có hiệu quả?

2. Tác dụng phụ của Melatonin trên từng đối tượng đặc biệt

Phụ nữ mang thai

Liều lượng melatonin cao và sử dụng trong thời gian dài hơn chỉ định có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở người, khiến khó có thai hơn. Không có đủ bằng chứng đáng tin cậy về mức độ an toàn khi sử dụng melatonin cho phụ nữ có thai. Melatonin ngoại sinh cũng dễ dàng đi qua nhau thai người. Do đó, melatonin không được khuyến cáo trong thời kỳ mang thai hoặc ở phụ nữ có khả năng sinh con không sử dụng các biện pháp tránh thai.

Phụ nữ cho con bú

Dữ liệu từ các nghiên cứu trên động vật cho thấy melatonin có thể truyền cho thai nhi qua nhau thai và bài tiết qua sữa. Melatonin nội sinh cũng đã được đo trong sữa mẹ của phụ nữ cho con bú, và do đó melatonin ngoại sinh rất có thể cũng được bài tiết qua sữa mẹ. Do đó, melatonin không được khuyến cáo cho phụ nữ đang cho con bú.

Trẻ em

Melatonin an toàn khi dùng đường uống và trong thời gian ngắn. Ở liều khuyến cáo, melatonin được hấp thu tốt vào cơ thể.  Một số người lo ngại rằng melatonin có thể cản trở sự phát triển của thanh thiếu niên. Ở trẻ em, Melatonin chỉ nên được sử dụng khi có sự đồng ý của bác sĩ. Không có đủ bằng chứng chứng minh việc cho trẻ em uống melatonin lâu dài là an toàn.

Rối loạn đông máu

Quá trình đông máu có thể bị rối loạn khi sử dụng Melatonin, làm quá trình đông máu bị kéo dài hơn, giảm khả năng cầm máu. Do đó có thể làm trầm trọng hơn tình trạng chảy máu.

Trầm cảm

Melatonin có thể gây rối loạn tâm thần, khiến tâm trạng trở nên chán nản, làm cho các triệu chứng trầm cảm trở nên tồi tệ hơn.

Huyết áp cao

Khi đang dùng thuốc kiểm soát huyết áp, việc sử dụng thêm Melatonin có thể làm tăng huyết áp. Nên tránh sử dụng melatonin với các loại thuốc này.

Co giật

Ở những người bị động kinh, sử dụng melatonin có thể làm tăng nguy cơ bị co giật. Vì vậy nên thận trọng khi sử dụng cho những người bị động kinh.

Người cấy ghép

Để tránh thải ghép ở các bệnh nhân đã được cấy ghép, bác sĩ thường cho bệnh nhân sử dụng các thuốc ức chế hệ thống miễn dịch. Melatonin có thể làm tăng chức năng miễn dịch của cơ thể. Vì thế, không nên sử dụng melatonin cho các bệnh nhân đang sử dụng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.

Nguồn: https://www.webmd.com/vitamins/ai/ingredientmono-940/melatonin

3. Vậy có nên sử dụng Melatonin hay không?

Như đã nói ở phần 1, melatonin là một hormon trong cơ thể, an toàn khi sử dụng trong thời gian ngắn. Khi sử dụng trong thời gian dài thì có thể gặp một số tác dụng phụ nhẹ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tuy nhiên cũng rất hiếm gặp. Do đó Melatonin an toàn hơn rất nhiều so với các dòng thuốc an thần ngủ ngon khác. Vì vậy Melatonin là sự lựa chọn ưu tiên cho mất ngủ.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm bổ sung thêm melatonin trong công thức để hỗ trợ giấc ngủ cho người sử dụng. Sữa Lera với thành phần chính là melatonin chiết xuất từ thực vật, ginkgo biloba,  GABA, bình vôi, lạc tiên… đều là các thành phần hỗ trợ giấc ngủ, giúp ngủ ngon, an thần. Lera là lựa chọn tối ưu giúp bạn ngủ ngon và an toàn, không cần lo lắng về tác dụng phụ của Melatonin

0/5 (0 Reviews)
Chia sẻ

Tác giả

Dược sĩ Phạm Trung

Dược sĩ Phạm Trung – Dược sĩ Đại học Dược Hà Nội. Là dược sĩ có kiến thức chuyên môn sâu và nhiều kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức cho khoẻ người già, người gặp các vấn đề về thần kinh, giấc ngủ

Để lại bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *