Bệnh mất ngủ hiện nay ngày càng gia tăng và có dấu hiệu trẻ hóa. Nhiều người nghĩ rằng mất ngủ chỉ đơn giản là không ngủ được, thực ra bệnh mất ngủ lại cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe mỗi người. 

1. Mất ngủ có hại như thế nào?

Mất ngủ cấp tính hay mất ngủ mãn tính đều gây nên những ảnh hưởng không nhỏ đối với sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Cụ thể, tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể dẫn đến:

  • Người mất ngủ sẽ dễ bị mệt mỏi, uể oải, luôn trong trạng thái lờ đờ, không tỉnh táo
  • Hệ miễn dịch của người ngủ không ngon giấc, thường xuyên mất ngủ cũng kém hơn so với người bình thường.
  • Thiếu ngủ cũng làm tăng nguy cơ bị rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, đột quỵ dẫn đến tử vong.
  • Ngủ không đủ giấc cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Người bị thiếu ngủ thường có làn da khô ráp, dễ lão hóa, vết thương trên da cũng khó lành hơn. 
  • Buồn ngủ do mất ngủ, thiếu ngủ sẽ khiến bạn khó chịu, cáu kỉnh, tâm trạng thất thường, khó kiểm soát cảm xúc, cảm thấy cô đơn và dễ mắc bệnh trầm cảm. 
  • Mất ngủ khiến cơ thể bị thiếu hụt năng lượng dẫn đến việc ăn nhiều hơn, sử dụng thực phẩm kém lành mạnh gây tăng cân.
  • Người ngủ không đủ giấc có thể bị ảo giác, chóng mặt, dễ gặp tai nạn khi tham gia giao thông.
  • Mất ngủ kéo dài là nguyên nhân gây tử vong cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy người ngủ ít hơn 5 – 7 giờ mỗi đêm có nguy cơ tử vong tăng gấp đôi so với người ngủ đủ giấc. Hơn nửa nguy cơ tử vong cao khi mất ngủ ảnh hưởng đến tim. 

2. Hệ quả của việc mất ngủ

Do sự phổ biến ngày càng rộng của bệnh mất ngủ, các chuyên gia cho rằng chứng mất ngủ đang là mối nguy lớn của toàn xã hội và gây ra những hệ lụy lớn cho người bệnh. Mất ngủ có thể gây ra các bệnh lý liên quan đến sức khỏe con người mà bạn cần biết như:

  • Bệnh trầm cảm
  • Bệnh viêm mũi dị ứng
  • Bệnh viêm khớp
  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh về tuyến giáp
  • Bệnh trào ngược dạ dày
  • Thay đổi nội tiết tố
  • Rối loạn lo âu

Xem thêm: Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì đối với sức khỏe mỗi người?

3. Các đối tượng dễ gặp phải bệnh mất ngủ

Có thể thấy, tình trạng mất ngủ xuất hiện ở mọi lứa tuổi và giới tính. Tuy nhiên, một số nhóm đối tượng có thể dễ bị mất ngủ hơn bao gồm:

  • Người cao tuổi: Những người trên 60-65 tuổi dễ bị mất ngủ hơn do những thay đổi của cơ thể liên quan đến lão hóa. Bên cạnh đó, người cao tuổi còn dễ mắc các bệnh lý, sử dụng thuốc gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
  • Người đang mắc các bệnh lý: Các bệnh mạn tính và các cơn đau liên quan bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ mất ngủ. Một số bệnh dễ dẫn đến mất ngủ bao gồm: bệnh tiểu đường, viêm khớp, mất trí nhớ, Parkinson, đau cơ xơ hóa, trào ngược đường tiêu hóa,…
  • Phụ nữ: Các thống kê cho thấy, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh mất ngủ cao hơn so với nam giới do các vấn đề như chu kỳ kinh nguyệt, thai kỳ, rối loạn nội tiết tố,…
  • Người đang gặp các yếu tố tâm lý: Người bị căng thẳng, áp lực, gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống cũng có xu hướng khó ngủ, mất ngủ.
  • Người làm ca đêm/thay đổi múi giờ: Những người phải thường xuyên làm ca đêm, giờ ngủ không cố định hoặc những người đi du lịch, du học ở một quốc gia khác trái múi giờ cũng dễ bị mất ngủ hơn.
  • Người có lối sống thiếu khoa học: Hút thuốc lá, uống rượu bia, ít vận động, ăn uống thiếu chất dinh dưỡng,… cũng là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng mất ngủ.

Người bị mất ngủ nhiều ngày hay mất ngủ ngắn ngày đều nên tìm những giải pháp giúp hỗ trợ giấc ngủ. Sữa Lera chính là sản phẩm hỗ trợ mang đến giấc ngủ vàng cho bạn. Sữa ngủ ngon Lera được kết hợp từ các thành phần tốt cho giấc ngủ gồm Lactium; Ginkgo Biloba; GABA; sữa non và các loại vitamin khoáng chất, kết hợp cùng công nghệ Phytosome giúp bảo vệ tế bào thần kinh, chống oxy hóa, tăng cường lưu thông máu, cải thiện trí nhớ, giảm suy nhược thần kinh, chống stress giúp bạn tập trung hơn.

Chia sẻ

Để lại bình luận

Your email address will not be published. Required fields are marked *